0

Cần làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế? (Phần 2) | Safe and Sound

Hiện nay, những hiểu biết về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế còn nhiều hạn chế. Do vậy, nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết xử lý ra sao khi con trẻ có triệu chứng ám ảnh cưỡng chế. Hãy cùng bác sĩ tâm lý SnS áp dụng một số lời khuyên dành cho cha mẹ sau đây.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

5. Cố gắng hiểu về nhóm ám ảnh cưỡng chế của con

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được chia ra các dạng như ám ảnh nghi thức, ám ảnh hành vi. Theo bác sĩ tâm lý, hiểu rõ về dạng ám ảnh cũng như các triệu chứng sẽ giúp phụ huynh có kế hoạch giúp đỡ con phù hợp hơn.

Ví dụ: Ở những trẻ luôn ám ảnh bởi việc rửa tay, sợ bẩn thì phụ huynh nên chuẩn bị cho con những loại kem dưỡng ẩm để tránh việc con rửa tay nhiều đến mức khô tay hay bị bong tróc da. Trẻ bị ám ảnh bởi sự kiểm tra quá mức, luôn lo lắng không biết mình đã đóng cửa chưa, đã đem đủ sách vở chưa phụ huynh có thể chuẩn bị cho con những cuốn sổ để con ghi chép lại các hành động của mình thường xuyên, điều này có thể hạn chế được phần nào sự lo lắng.

Ảnh 1: Thấu hiểu về rối loạn ám ảnh của con

6. Phát triển các thế mạnh của con

Bác sĩ tâm lý nhận thấy rằng, người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế được đánh giá là thường có kỹ năng lãnh đạo tốt, là người cầu toàn và đáng tin cậy. Vì vậy, phụ huynh hãy cố gắng phát triển các thế mạnh này để bù đắp phần nào cho những thiếu sót của con, khiến người khác không dùng nỗi ám ảnh của con để bắt nạt hay coi thường con.

Thực tế cho thấy hầu hết những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều có khả năng làm lãnh đạo và rất thành công nếu họ biết phát huy các thế mạnh của mình. Một số người có thể làm việc trong các lĩnh vực mà họ bị ám ảnh, chẳng hạn nghiên cứu về các loại nước rửa tay, máy hút bụi. Theo bác sĩ tâm lý, chính sự cầu toàn đã giúp họ có thể thành công với những điều mà bản thân họ mong muốn.

7. Trò chuyện và chia sẻ với con nhiều hơn

Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần khác, do bản thân họ luôn cảm thấy bức bối, lo lắng bởi chứng ám ảnh của mình. Bác sĩ tâm lý cho biết, một số trẻ có thể bị bạn bè trêu chọc hay cô lập bởi những thói quen hay tính cách có phần hơi kỳ quái của bản thân.

Ảnh 2: Hãy trò chuyện với con hằng ngày để giải tỏa những căng thẳng cho con

Bác sĩ tâm lý khuyến nghị, phụ huynh rất cần nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với con mỗi ngày. Lắng nghe và đưa ra những lời khuyên cho con chính là điều rất cần thiết để con có thể giải tỏa cảm xúc cũng như có cách để giải quyết các vấn đề của bản thân.

8. Giúp con thư giãn và đảm bảo sức khỏe hằng ngày

Theo bác sĩ tâm lý, chứng ám ảnh cưỡng chế của mình khiến con lo lắng, mất ngủ cùng nhiều vấn đề phát sinh khác sẽ làm ảnh hưởng nhiều hơn đến cả mặt thể chất và tinh thần của con. Do đó phụ huynh cần có biện pháp chăm sóc, hỗ trợ con nhiều hơn.

Một số biện pháp giúp nâng cao sức khỏe hằng ngày của con như:

- Đảm bảo con ngủ đủ giấc, thiếu ngủ dễ làm trầm trọng các triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

- Hướng con đến các hoạt động thư giãn, giải trí như vẽ tranh, nghe nhạc hay bất cứ các hoạt động thú vị nào mà con yêu thích. Bác sĩ tâm lý cho biết, nên tìm kiếm đến các bộ môn cần có sự tập trung cao để giảm những suy nghĩ đến nỗi ám ảnh và lo lắng của con.

- Cùng con luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.

- Tập yoga, tập hít thở cũng là cách giúp con cân bằng tâm trí, giữ được bình tĩnh để giảm được cảm giác lo lắng.

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Xem thêm:

Cần làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế? (Phần 1)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

: Cần làm gì khi con bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế? (Phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound